Trang chủ | Quả lựu thành phần và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe |
Quả lựu thành phần và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Lựu hay còn gọi là thạch lựu (Punica granatum) lựu có nguồn gốc bản địa Tây Nam Á và được đem trồng tại vùng Kavkaz từ thời cổ đại. Lựu có hàm lượng dồi dào các chất oxy hóa, vitamin C và nhiều vitamin khác giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.
Lựu là một cây bụi hoặc cây nhỏ cao từ 5 đến 10 m, cây lựu có nhiều nhánh gai và sống rất lâu, lá lựu mọc đối hoặc mọc đối diện, bóng, thuôn hẹp, nguyên, dài 3–7 cm và rộng 2 cm. Hoa có màu đỏ tươi, đường kính 3 cm, có 3-7 cánh hoa, có 5-6 lá đài hợp ở gốc, rất nhiều nhị bầu nhiều ô chứa nhiều noãn xếp chồng lên nhau. Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành cụm 3-4 cái ở ngọn cành, nở vào mùa hè. Một số giống không có quả chỉ được trồng để lấy hoa.
Quả lựu có màu đỏ tía, khi chín có ruột màu đỏ au tuyệt đẹp. Tùy vào trái to nho mà hạt có thể thay đổi từ 200 đến khoảng 1.400 hạt. Khi ăn có vị ngọt dịu, thanh mát. Lựu chứa đựng rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp mang đến một sức khỏe tốt nhất, ngăn ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Lựu có chứa nhiều vitamin C và chất chống viêm khi còn nguyên hạt hoặc nước trái cây, lựu được sử dụng khi nướng, nấu ăn, pha nước trái cây, trang trí thức ăn, sinh tố và đồ uống có cồn, chẳng hạn như cocktail và rượu vang.
Một quả lựu đã bóc vỏ theo vi.wikipedia.org
1. Giá trị dinh dưỡng của 282g lựu
- Calorie: 234
- Protein: 4.7g
- Carb: 52.7g
- Chất béo: 3.3g
- Vitamin C: 48% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin E: 8% DV
- Vitamin K: 58% DV
- Thiamin: 13% DV
- Riboflavin: 9% DV
- Niacin: 4% DV
- Vitamin B6: 11% DV
- Folate: 27% DV
- Vitamin B1: 20mcg
- Axit pantothenic: 11% DV
- Choline: 21.4mg
- Canxi: 3% DV
- Sắt: 5% DV
- Magie: 8% DV
- Phốt pho: 10% DV
- Kali: 19% DV
- Natri: 8.5mg
- Kẽm: 7% DV
- Đồng: 22% DV
- Mangan: 17% DV
- Selen: 2% DV
Cây, lá và quả theo vi.wikipedia.org
2. Những tác dụng của quả lựu đối với sức khỏe
- Đặc tính dược liệu: (Punicalagins và Axit Punici) Punicalagins là chất chống oxy hóa cực kỳ mạnh có trong nước ép lựu và phần vỏ hạt. Axit Punicic có trong dầu hạt lựu là thành phần axit béo chính trong phần vỏ hạt, là một loại axit linoleic liên hợp có tác dụng sinh học mạnh.
- Chống viêm mạnh: Một số nghiên cứu ở những người mắc bệnh tiểu đường cho thấy 250ml) nước ép lựu mỗi ngày làm giảm các CRP (một chất chỉ điểm viêm) và interleukin-6 lần lượt là 32% và 30%. Ngăn chặn các enzyme gây tổn thương khớp ở những người bị viêm xương khớp.
- Chống ung thư: Chất ellagitannin có trong quả lựu có vai trò trong việc ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, giảm phản ứng viêm đường tiêu hóa, ung thư vú và tế bào ung thư đại tràng.
- Tăng cường sức khỏe tim mạch: Stress oxy hóa gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim. Lựu có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện một số bệnh về tim như huyết áp cao, bệnh động mạch vành và xơ vữa động mạch. Nước ép lựu làm giảm nồng độ LDL (cholesterol xấu) tới 39% và làm tăng nồng độ HDL (cholesterol tốt) lên 27%.
- Cải thiện trí nhớ: Theo UCLA Health, quả lựu có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa trên não và duy trì sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ.
- Chứng rối loạn cương dương: Lựu làm chất xúc tác để sản xuất ra oxit nitric trong cơ thể giúp cải thiện sức khỏe của mạch máu và tăng cường lưu thông đến tất cả các bộ phận của cơ thể, đặc biệt trong việc giảm chứng rối loạn cương dương.
- Giúp hạ huyết áp: Ăn lựu giúp hạ huyết áp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các thảo dược có tác dụng giảm huyết áp thì nên hạn chế ăn lựu để tránh tình trạng huyết áp xuống quá thấp gây ra những ảnh hưởng không đáng có đến sức khỏe hoặc thậm chí là đe dọa tính mạng của bạn.
3. Những tác hại của việc ăn nhiều lựu
- Hạ huyết áp: Ăn hoặc uống nước ép lựu làm giảm huyết áp
- Người mắc bệnh tiểu đường: Bởi trong lựu hay nước ép lựu có một lượng đường nhất định, nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.
- Gây nóng trong người: Quả lựu mang tính ấm nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng, gây khó chịu cho cơ thể và gây hại cho làn da dể mọc mụn trứng cá.
- Gây tắc ruột: Ăn quá nhiều hạ lựu có thể sẽ bị tắc ruột, đặc biệt ở những người đang bị táo bón nặng.
- Hại men răng: Trong lựu có hàm lượng axit khá cao nên khi ăn quá nhiều sẽ gây hại men răng. Vì vậy nên đánh răng sau khi ăn lựu.
- Người bị viêm loét dạ dày tá tràng: Vì lựu có nhiều axit nên ăn nhiêu sẽ làm tình trạng bệnh càng thêm nặng.
- Gây dị ứng: Tình trạng dị ứng rất ít nhưng có thể xảy ra, người bị hen suyễn tránh ăn lựu. dị ứng có thể gặp sau khi ăn lựu là buồn nôn, khó thở, ngứa, đỏ mặt,…
- Người bị viêm tụy hoặc viêm tủy
-
Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu, thuốc giảm đau,…
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng