Trang chủ | Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng |
Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
Khoai Sắn hay khoai mì là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm, thuộc họ Đại kích. Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII.Khoai mì được trồng ở các vùng nhiệt đới vì có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Có thể nói, đây là một trong những cây trồng chịu hạn tốt nhất. Củ khoai mì là nguồn cung cấp calo và carbohydrate dồi dào, có thể chế biến củ khoai mì bằng cách luộc/hấp chín, nấu chè, nấu xôi, làm bánh,... Củ khoai mì là nguyên liệu chính trong việc sản xuất bột năng dùng trong ẩm thực.
1. Thành phần dinh dưỡng
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%. Trong 100g Củ sắn có chứa tương ứng các chất
- Tinh bột: 16-32% có 2 thành phần chính
- Amylose: 15 – 25%.
- Amylopectin: 75 – 85%.
- Chất protein: 0,8-2,5 g
- Béo: 0,2-0,3 g
- Chất xơ: 1,1-1,7 g
- Tro: 0,6-0,9 g
- Muối khoáng: 18,8-22,5 mg Ca
- Vitamin: 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP.
- Trong củ sắn, hàm lượng các amino acid không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các amino acid chứa lưu huỳnh.
Tỉ lệ Amylopectin: Amylo trong tinh bột khoai mì cao (80:20) nên gel tinh bột có độ nhớt, độ kết dính cao và khả năng gel bị thoái hóa thấp.
Hàm lượng tinh bột tập trung nhiều nhất ở phần sát vỏ bao, càng đi sâu vào lớp thịt sát lõi lượng tinh bột lại ít đi. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích.
Trong lá sắn khô 100% chứa đựng:
- Đường + Tinh bột 24,2%,
- Protein 24%,
- Chất béo 6%,
- Chất xơ 11%,
- Chất khoáng 6,7%,
- Xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001).
- Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các amino acid cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
2. Thành phần độc tố
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể.
- Sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi.
- Sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi.
Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua, gọt vỏ là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.
3. Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì chín
Khoai mì là một loại củ rất giàu carbohydrate. Trong 100g khoai mì luộc có chứa 112 calo. 98% lượng calo trong khoai mì đến từ carbohydrate và phần còn lại là từ một lượng nhỏ protein và chất béo. Loại củ này cũng cung cấp cho cơ thể chúng ta một lượng chất xơ, khoáng chất và một số loại vitamin khác.
Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 100g khoai mì luộc:
- Calo: 112
- Carbohydrate: 27g
- Chất xơ: 1g
- Vitamin B1: 20% RDI
- Phốt pho: 5% RDI
- Canxi: 2% RDI
- Vitamin B2: 2% RDI
- Lượng nhỏ vitamin C và vitamin B3
4. Ứng dụng của sắn
- Trong lương thực & thực phẩm: Dùng làm bột ngọt, thức ăn, thức ăn gia súc, làm bột nghiền, tinh bột sắn, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, bánh kẹo, bột năng (miền Nam), bột đao(miền Bắc), bột lọc (miền Trung), xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose,
- Trong công nghiệp: Dùng làm cồn, maltodextrin, lysine, acid citric hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm.
- Thân sắn: Dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô.
- Lá sắn: là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng
- Nước dừa thành phần và dinh dưỡng