Trang chủ | Nước dừa thành phần và dinh dưỡng |
Nước dừa thành phần và dinh dưỡng
Nước dừa có vị ngọt thanh, chứa carbohydrate dễ tiêu hóa dưới dạng đường và chất điện giải. Tuy nhiên nước dừa chứa nhiều muối khoáng, nước dừa non có thể dùng làm nước điện giải cho trường hợp bị mất nước.Theo kết quả cứu trên loài chuột cho thấy nước dừa có lợi ích cải thiện đáng kể về sự mất cân bằng oxy hóa, giảm hoạt động các gốc tự do, kết hợp với giảm huyết áp, nồng độ triglyceride và insulin. Tuy nhiên nước dừa chứa nhiều muối khoáng, nước dừa non có thể dùng làm nước điện giải cho trường hợp bị mất nước.
1. Thành phần dinh dưỡng nước dừa
Thông tin dinh dưỡng do USDA cung cấp, trong 240 gram 100% nước dừa nguyên chất có chứa khoảng:
- Nước: 95.5%
- Calo: 44
- Nitơ: 0.05%
- Axit phosphoric: 0.56%
- Kali: 0.25%
- Magie oxit: 0.59%
- Chất béo: 0g
- Natri: 64mg
- Carbohydrate: 10,4g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 9,6g
- Chất đạm: 0,5g
- Sắt: 0.5g
2. Công dụng của nước dừa
Nước dừa là một thức uống thơm ngon, cytokinin trong nước dừa, sẽ làm đẹp và trắng da, cung cấp nhiều năng lượng thiết yếu cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giảm cân, tăng cường trao đổi chất, phòng bệnh sỏi thận, chữa một số bệnh thông thường và đặc biệt còn khắc phục được hiện tượng da nhờn hiệu quả.
- Bù nước cho cơ thể: Nước dừa là lựa chọn hàng đầu trong việc bù nước và điện giải cho cơ thể với 94% thành phần là nước, cùng với hàm lượng cao các chất như kali, magie và canxi. Nước dừa có tác dụng rất tốt trong các trường hợp cần bổ sung nước và khoáng chất cho cơ thể như hoạt động thể thao cường độ cao, sốt cao, tiêu chảy.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một trong những công dụng của nước dừa là giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch. Điều này đến từ hàm lượng kali và magie cao - đây là hai cation có vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe và sự ổn định trong hoạt động của tim, cải thiện lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi của mạch máu.
- Giúp chống oxy hóa: Khi cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, các tế bào sẽ tạo ra các gốc tự do. Tuy nhiên, nếu tế bào bị tổn thương hoặc stress, hiện tượng gốc tự do được sinh ra sẽ nhiều hơn, dẫn tới tình trạng mất cân bằng oxy hoá. Điều đó gây tổn hại đến các tế bào, gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau.
- Ngăn ngừa sỏi thận: Nước dừa có thể ngăn ngừa sỏi thận bằng cách ngăn chặn và làm giảm quá trình hình thành các tinh thể canxi oxalat - nguyên nhân phổ biến gây sỏi, giúp tăng cường khả năng đào thải các tinh thể có hại này ra ngoài cơ thể.
- Ổn định đường huyết: Nước dừa có tác dụng tốt trong việc ổn định và cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết do hàm lượng magie cao góp phần vào việc tăng cường độ nhạy với insulin giúp giảm lượng đường trong máu.
- Hỗ trợ xương chắc khỏe: Trong 240ml nước dừa có khoảng 19.2mg canxi tương đương 4% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Canxi là khoáng chất quan trọng và rất cần thiết trong việc duy trì sự khỏe mạnh của hệ xương, giúp cải thiện mật độ xương, tăng cường quá trình tạo xương.
- Trước và sau khi ăn: Theo nghiên cứu, việc bổ sung loại nước này vào buổi sáng sớm hoặc trước khi ăn sẽ tạo cảm giác no lâu hơn bình thường. Nhờ vậy mà ta sẽ hạn chế cảm giác đói ảo dẫn đến thói quen ăn vặt quá nhiều trong ngày. Ngoài ra, nó không chỉ ít calo mà còn dễ tiêu nên cũng thích hợp để uống sau khi ăn. Nó giúp quá trình tiêu hoá diễn ra nhanh hơn, hạn chế tình trạng đầy bụng.
- Giúp làm đẹp da: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chất cytokinin và chất chống oxy hoá trong loại nước này có công dụng phân chia và điều hoà sự tăng trưởng của tế bào. Việc này giúp hạn chế tối đa quá trình da bị lão hoá, dẫn đến chảy xệ. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ cân bằng độ pH trên da, giúp giữ nước và làm các mô liên kết bền chặt hơn.
3. Những lưu ý khi uống nước dừa
Nước dừa giúp hạn chế và cải thiện khá nhiều vấn đề sức khỏe. Không những thế, nó còn có hầu như quanh năm, dễ mua với chi phí tương đối rẻ. Đây là loại thực phẩm dinh dưỡng, đóng vai trò như liều thuốc thiên nhiên để phòng ngừa một số loại bệnh.
- Không uống vào buổi tối: Vì đây là thời điểm dễ bị nhiễm lạnh. Nước dừa có thể làm đau mỏi xương khớp, cơ thể cảm thấy rã rời, đuối sức.
- Huyết áp thấp: Nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dừa nếu bạn có vấn đề về huyết áp.
- Các vấn đề về thận và bệnh thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong máu quá cao. Tuy nhiên, khi nồng độ kali tích tụ quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá tải. Nó phải chịu áp lực lớn dẫn đến nguy cơ suy thận.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa biết đầy đủ về việc sử dụng nước dừa trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Những người có thể tạng thuộc âm: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… không nên dùng nước dừa.
- Người bị xơ nang: Đây là loại bệnh di truyền làm phổi, hệ tiêu hoá cùng nhiều cơ quan khác bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh xơ nang sẽ làm giảm nồng độ muối nên người bị bệnh này cần bổ sung lượng muối (natri). Trong khi đó, nước dừa không chứa nhiều natri mà lại có quá nhiều kali – thành phần có khả năng làm lượng muối bị giảm nhiều hơn.
- Người phải thực hiện phẫu thuật: Nước dừa sẽ kiểm soát mức huyết áp và lượng đường ở trong và sau quá trình phẫu thuật.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích: Lượng carb có trong nước dừa sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của những người đang bị hội chứng ruột kích thích.
- Người bị bệnh tiểu đường: Nước dừa có vị ngọt nhẹ nên nhiều người thường nghĩ rằng nó có hàm lượng đường thấp hơn so với các loại nước ép trái cây. Tuy nhiên, 1 ly nước dừa chứa đến 11g đường. Đây là lý do mà người bị bệnh tiểu đường nên cân nhắc hạn chế tiêu thụ thường xuyên.
- Người dị ứng và mẫn cảm với nước dừa: Không nên uống nước dừa vì có thể gặp các vấn đề sức khỏe như đau đầu, khó thở, ngứa ngáy, hoặc tiêu chảy.
- Không uống quá nhiều nước dừa: Không nên uống nhiều trong một lần, vì nó có thể gây khó tiêu và đầy bụng.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng