Trang chủ | Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng |
Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
Dứa hay còn gọi là khóm, thơm, ba la, huyền nương tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.Quả dứa là nguồn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe kali, đồng, mangan, canxi, magiê, vitamin C, beta-caroten, thiamin, B6 và folate, chất xơ hòa tan/không hòa tan và bromelain. Chứa nhiều chất chống oxy hóa và các loại chất hữu cơ khác giúp kháng viêm và chống lại bệnh tật. Đặc biệt, dứa giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong Dứa
Trong 100g dứa tươi có chứa khoảng:
- Calo: 82
- Chất béo: 0,2 g
- Natri: 2 mg
- Carbohydrate: 21,65 g (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)
- Protein: 0,89 g
- Vitamin C: 131%
- Mangan: 76%
- Vitamin B6: 9%
- Đồng: 9%
- Thiamin: 9%
- Kali: 5%
- Magiê: 5%
- Folate: 7%
- Niacin: 4%
- Axit pantothenic: 4%
- Riboflavin: 3%
- Sắt: 3%
2. Những tác dụng của dứa đối với cơ thể
- Điều trị cảm và trị ho: Trong quả dứa có chứa enzyme bromelain 1 - một loại enzyme có hoạt tính chống viêm và kháng khuẩn cao. Vì thế ăn quả dứa có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi cảm lạnh và ho.
- Phòng ung thư: Lượng vitamin C dồi dào trong dứa giúp chống lại sự hình thành của các gốc tự do, ngăn phát triển ung thư. Dứa cũng chứa lượng xơ cao hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
- Kiểm soát huyết áp: Viện Y tế Quốc gia Mỹ cũng cho biết, nạp lượng kali phù hợp giúp giảm 20% nguy cơ tử vong do bệnh tật. Trong dứa chứa lượng kali cao, thích hợp hỗ trợ kiểm soát mắc chứng cao huyết áp.
- Tăng cường sức khỏe cơ xương khớp: Dứa rất giàu mangan và canxi. Đây đều là những thành phần giúp củng cố độ chắc khỏe cho xương khớp và cho cả răng.
- Hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp: Enzyme bromelain trong dứa được nhiều nghiên cứu chứng minh là có đặc tính kháng viêm cao, được sử dụng hiệu quả để làm giảm các triệu chứng của viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, Bromelain được cho là có thể giảm sưng, bầm tím và hỗ trợ việc chữa lành các vết thương sau chấn thương, phẫu thuật.
- Hỗ trợ làm giảm cục máu đông: Bromelain trong Dứa có thể giúp làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay, tiếp viên hàng không và người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông, nên thường xuyên sử dụng Dứa.
- Phòng ngừa hen suyễn: Dứa có chứa Beta Carotene và Bromelain, có tác dụng làm giảm các triệu chứng hen suyễn và giúp hệ thống hô hấp luôn khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn: Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc. Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt, dày và bóng mịn hơn.
- Thúc đẩy hệ tiêu hóa: Ăn dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động ổn định. Dứa cũng giàu bromelain, là một enzyme giúp cơ thể tiêu hóa protein. Bromelain cũng làm giảm các tế bào miễn dịch gây viêm cytokine, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
3. Những lưu ý khi ăn dứa
- Người có bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa như loét dạ dày tá tràng thì không nên ăn quá nhiều dứa vì có chứa nhiều enzyme và axit hữu cơ làm vết loét trầm trọng hơn.
- Không nên ăn khóm lúc bụng đói vì có nguy cơ “cào” ruột và dạ dày gây nôn nao, khó chịu.
- Dứa có tác dụng kháng lại tiểu cầu, làm tăng khả năng xuất huyết nên không nên ăn quá nhiều dứa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc làm loãng máu và thuốc chống co giật, chống trầm cảm,...
- Dứa được xếp vào nhóm thực phẩm có lượng đường huyết (hay chỉ số GI) ở mức trung bình. Vì thế, với người có đường huyết cao như bệnh nhân tiểu đường, không nên ăn quá nhiều dứa. Ở nhóm đối tượng này, mỗi lần chỉ nên ăn ⅛ quả dứa và không nên uống nước ép dứa để tránh làm biến động đường huyết đột ngột.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng
- Nước dừa thành phần và dinh dưỡng
Bài thuốc hay thường dùng
Tìm chúng tôi trên Facebook