hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng

Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng

Táo tây, còn gọi là bôm (từ tiếng Pháp: pomme) là loại trái cây chứa thành phần dinh dưỡng đa dạng, bao gồm chất xơ, nguyên tố vi lượng, nước, vitamin và các chất chống oxy hóa.

Quả táo tây là một loại quả pome, thường chín vào cuối mùa hè hoặc mùa thu, tháng 9 hoặc tháng 10, quả của các giống táo trồng hiện nay có nhiều kích cỡ khác nhau. Vỏ của quả táo tây khi chín thường có màu đỏ, vàng, lục, hồng, hoặc màu rám nắng, mặc dù nhiều giống có hai hoặc ba màu. Vỏ được bao phủ bởi một lớp sáp biểu bì.

Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, táo còn giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện nồng độ đường huyết, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp. Vỏ táo có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu cho rằng tốt nhất là lấy chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả hơn là từ các chất bổ sung trong chế độ ăn uống. Đồng thời trong vỏ táo có chứa chất polyphenol - đây là chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các gốc tự do. Ngoài ra, táo rất giàu pectin (một chất xơ hòa tan) ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Nhưng chất pectin này sẽ bị phá hủy khi táo chín. Duy trì việc ăn táo tươi mỗi ngày là một thói quen tốt, giúp đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe.

Táo rất giàu chất xơ. Một quả táo cỡ trung bình (100 gram) chứa khoảng 4 gram chất dinh dưỡng này, chiếm 17% giá trị dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Một phần chất xơ của táo đến từ các chất xơ không hòa tanchất xơ hòa tan được gọi là pectin.

 

1. Thành phần dinh dưỡng của táo

Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng cho một quả táo nguyên, chưa gọt vỏ, cỡ trung bình khoảng 100 gram:

  • Calo: 52
  • Nước: 86%
  • Protein: 0,3 gram
  • Carbs (Carbohydrate): 13,8 gram
  • Zeaxanthin và Lutein: 29gg
  • Đường: 10,4 gram
  • Magie: 5mg
  • Kali: 107mg
  • Sắt: 0.12mg
  • Chất xơ: 2,4 gram
  • Chất béo: 0,2 gram
  • Beta-carotene: 27gg
  • Canxi: 6mg
  • Phốt pho: 11mg
  • Mangan: 0.035mg
  • Natri: 1mg
  • Vitamin C: 4.6mg
  • Vitamin B1 (Thiamin): 0.017mg
  • Vitamin B5 (Acid pantothenic): 0.061mg
  • Vitamin E: 0.18mg
  • Vitamin B3 (Niacin): 0.091mg
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 0.026mg
  • Vitamin B9 (Folate): 3gg
  • Vitamin K: 2.2gg
  • Vitamin B6: 0.041mg
  • Vitamin A: 3gg


2. Những lợi ích của việc ăn táo

Một nghiên cứu về việc ăn táo trên những người phụ nữ mãn kinh cho thấy, những người ăn hai quả táo vừa mỗi ngày trong vòng một năm đã giảm 23% cholesterol xấu (LDL). Nguyên nhân của sự suy giảm cholesterol xấu này đến từ pectin (một chất xơ mạnh mẽ) đã liên kết với cholesterol và quét chúng ra khỏi cơ thể. Táo giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và kiểm soát sự thèm ăn. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy ăn táo sẽ giúp giảm cân.

  • Cholesterol máu và bệnh tim: Ăn táo cả vỏ giúp giảm các nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Bởi táo chứa chất xơ hòa tan, giúp giảm mức cholesterol trong máu. Vỏ của táo cũng chứa polyphenol, có tác dụng chống oxy hóa. Một trong những polyphenol này là epicatechin flavonoid có thể làm giảm huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
  • Ngăn ngừa ung thư: Các chất phytochemical và chất xơ trong táo có tác dụng chống oxy hóa, có thể bảo vệ DNA của tế bào khỏi bị tổn thương do oxy hóa, là tiền thân của ung thư. Các nghiên cứu trên động vật và tế bào đã phát hiện ra rằng những hóa chất này có thể ngăn chặn các tế bào ung thư mới phát triển và sự lây lan của các tế bào ung thư hiện có.
  • Ngăn nguy cơ bệnh tiểu đường: Trong một nghiên cứu cho thấy, ăn một quả táo mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn 28% so với việc không ăn bất kỳ quả táo nào. Ngay cả khi ăn một vài quả táo mỗi tuần cũng có tác dụng tương tự. Nguyên nhân, là do các polyphenol trong táo giúp ngăn ngừa tổn thương mô đối với các tế bào beta trong tuyến tụy của cơ thể. Các tế bào beta sản xuất insulin trong cơ thể thường bị tổn thương ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ăn nhiều táo, ít nguy cơ bị đột quỵ do huyết khối, bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ hơn.
  • Sức khỏe thần kinh và sa sút trí tuệ: Một nghiên cứu cho rằng quercetin trong táo có tác dụng bảo vệ thần kinh, có thể ngăn cản việc tạo ra các loại phản ứng. Quercetin dường như giúp các tế bào thần kinh tồn tại và tiếp tục hoạt động. Do đó, táo có thể giúp ngăn ngừa mất tế bào thần kinh do tuổi tác.
  • Chống bệnh hen suyễn: Táo giàu chất chống oxy hóa, bảo vệ phổi khỏi bị tổn thương oxy hóa. Vỏ táo có chứa quercetin flavonoid giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm viêm. Đây là hai tác động giúp giảm hen suyễn và phản ứng dị ứng.
  • Tốt cho xương: Chất chống oxy hóa và chống viêm trong táo có thể thúc đẩy sức khỏe của xương.
  • Chống lại chấn thương dạ dày từ NSAID: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng làm giảm đau, nhưng nó lại làm tổn thương niêm mạc dạ dày của người uống. Táo có chứa các hợp chất axit chlorogencatechin, giúp bảo vệ các tế bào dạ dày khỏi bị tổn thương do NSAID.

 

3. Những lưu ý khi ăn táo

  • Thuốc trừ sâu: Táo là một trong những loại trái cây có dư lượng thuốc trừ sâu cao. Hãy luôn đảm bảo bạn đã rửa sạch chúng trước khi ăn.
  • Hạt táo: Hạt táo thực sự rất nguy hiểm, có thể ngộ độc hoặc chết nếu ăn phải số lượng lớn. Hạt táo có chất biến thành xyanua khi vào trong cơ thể. Trên thực tế, một người trưởng thành trung bình sẽ phải ăn ít nhất 150 hạt nghiền nát để có nguy cơ ngộ độc xyanua.
  • Nước ép táo: có thể tương tác với thuốc dị ứng fexofenadine (Allegra). Nước trái cây làm cho thuốc khó hấp thụ.
  • Chọn táo tươi: Những trái táo tươi và vỏ táo không bị bầm tím hay dập nát. Thì chất dinh dưỡng trong táo không bị biến đổi và giữ nguyên được những dinh dưỡng. Nên giữ táo trong tủ lạnh sẽ bảo quản chúng tươi lâu hơn.
  • Khi ăn táo: hãy ăn cả vỏ vì phần lớn chất xơ của táo nằm ở vỏ.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook