Trang chủ | Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể |
Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
Carbohydrate là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể và chúng có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa…
Carbohydrat gọi tắt là Carbs hay còn gọi là Gluxit,là một trong ba thành phần chính cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Hai thành phần còn lại là Protein và Chất béo (lipid). Ba thành phần này kết hợp với chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể, giúp cơ thể phát triển và phục hồi các tổn thương. Carbohydrate bao gồm các loại đường đơn giản (như glucose, fructose và galactose), nhưng cũng có các phân tử phức tạp hơn như tinh bột và cellulose (sợi thực vật). Ở cấp độ cơ bản nhất, carbohydrate được phân hủy trong cơ thể thành glucose (đường), được sử dụng để tạo năng lượng trong các tế bào.
1. Thành phần hóa học của Carbohydrate
Carbohydrate được cấu thành bởi 3 nguyên tố hóa học là hydro (H), carbon (C) và oxi (O) với tỷ lệ H:O = 2:1 (tương tự tỷ lệ của nước H2O).
Công thức hóa học phân tử là Cm(H2O)n hoặc Cn(H2O)m |
* m và n là các số tự nhiên khác không, có thể bằng hoặc khác nhau
Chính thành phần hóa học này đã khiến carbohydrate tham gia hầu hết vào việc tích trữ và vận chuyển năng lượng (như tinh bột, glycogen), tham gia cấu trúc tế bào và mô, và các dẫn xuất của nó có vai trò chính trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, thụ tinh, phát bệnh và phát triển sinh học cơ thể.
2. Carbohydrate có những loại nào
Carbohydrate có 2 loại chính là carbohydrate đơn (simple carbohydrate) và carbohydrate phức (complex carbohydrate). Hai loại carbohydrate này khác nhau về mặt tốc độ và cách thức chúng được tiêu hóa và hấp thụ.
-
Carbohydrate đơn
- Cấu trúc của nó chỉ có một hoặc hai phân tử đường. Carbohydrate một phân tử đường gọi là monosaccharide hay đường đơn. Nó có thể tồn tại dưới dạng fructose (đường hoa quả), galactose (đường củ cải đường), glucose (đường rượu nho). Carbohydrate có hai phân tử đường gọi là disaccharide hay đường đôi.
- Các loại carbohydrate đơn thường dễ bẻ gãy trong quá trình ăn uống hấp thụ của cơ thể, vì vậy chúng khiến nồng độ đường huyết tăng rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh. Các chất tạo ngọt như bánh kẹo, bánh ngọt, các món tráng miệng như kem, thức ăn nhanh như hamburger, bánh vòng phủ đường, thường là nguồn thực phẩm chứa carb đơn.
- Theo Viện Y tế Quốc gia của Mỹ, carbohydrate đơn được tiêu hóa và hấp thụ nhanh hơn carbohydrate phức và do đó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và béo phì.
-
Carbohydrate phức
- Cấu trúc của nó chứa từ 3 phân tử đường trở lên, loại này thường có nhiều thức ăn tinh bột như bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, các loại đậu, khoai tây, ngô, chất xơ trong rau xanh và củ quả. Carbohydrate phức khi đi vào cơ thể chúng ra sẽ được bẻ nhỏ thành các carb đơn và chuyển hóa thành đường glucose trước khi chuyển thành năng lượng cho cơ thể.
- Carbohydrate phức sẽ khiến nồng độ đường huyết tăng chậm và ổn định hơn, hạn chế tình trạng chuyển hóa thành chất béo (lipid), giảm nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường. Do đó, nhiều chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo chúng ra nên bổ sung nhiều loại carbohydrate phức trong bữa ăn thay vì carbohydrate đơn.
2. Ba nhóm thực phẩm chính chứa Carbohydrate
- Đường: Chúng còn được gọi là carbohydrate đơn vì chúng ở dạng cơ bản nhất. Đường có thể được thêm vào thực phẩm, chẳng hạn như đường trong kẹo, món tráng miệng, thực phẩm chế biến, nước ngọt, sữa, mía đường, mạch nha,...
- Tinh bột: Chúng là những loại cacbohydrat phức, được tạo thành từ rất nhiều đường đơn kết hợp với nhau. Cơ thể bạn cần phân giải tinh bột thành đường để sử dụng chúng làm năng lượng. Tinh bột bao gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống, khoai tây, ngô, sắn, khoai lang, gạo, nếp, ...
- Chất sơ: Cũng là một loại carbohydrate phức cơ thể khó phân hủy hầu hết các chất xơ, vì vậy ăn thực phẩm có chất xơ, giúp cơ thể giúp cảm thấy no và ít ăn. Khi ăn giàu chất xơ sẽ có những lợi ích sức khỏe khác. Chúng có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày, ruột, táo bón, giảm cholesterol và lượng đường trong máu. Chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm trái cây, rau, quả hạch, hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
3. Cơ thể hấp thụ Carbohydrate như thế nào
Carbohydrate sau khi được hấp thu trong cơ thể sẽ có ba hướng đi
- Hấp thụ trực tiếp vào trong máu: Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở đoạn trên tiểu tràng. Ở giai đoạn này, sẽ thủy phân glucoside thành dextrin và maltose. Trong tế bào biểu bì niêm mạc ruột cũng có loại enzyme tương tự rồi tiếp tục thủy phân dextrin và maltose thành glucose. Các enzyme sucrase, lactase sẽ thủy phân sucrose và lactose thành fructose, galactose và glucose. Niêm mạc tiểu tràng hoàn thành việc hấp thu chủ động đối với các monosaccharide, trong đó glucose và galactose được chất vận chuyển chọn lọc để vào máu, chuyển đến tế bào. Trong số các loại monosaccharide, hexose được hấp thu tương đối nhanh, còn pentose thì được hấp thu tương đối chậm. Với các loại hexose thì hấp thu nhanh nhất là glucose và galactose, tiếp đến là fructose.
- Tồn trữ dưới dạng glycogen: Nếu glucose chưa cần thiết được cơ thể sử dụng ngay, quá trình chuyển hóa thành glycogen để dự trữ sẽ xảy ra. Glycogen sẽ được dự trữ ở gan và cơ vân.
- Chuyển hoá thành lipid: Nếu lượng glycogen dự trữ ở gan và cơ vân đã đầy, quá trình chuyển hóa thành lipid sẽ xảy ra.
3. Khi cơ thể dư thừa Carbohydrate sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường
- Khi một người tiêu thụ carbohydrate, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa chúng thành glucose, glucose này đi vào máu và làm tăng lượng đường trong máu, khi lượng đường trong máu tăng lên, các tế bào beta trong tuyến tụy sẽ giải phóng insulin.
- Insulin là một loại hormone làm cho các tế bào của chúng ta hấp thụ đường trong máu để làm năng lượng hoặc dự trữ. Khi các tế bào hấp thụ đường trong máu, lượng đường trong máu bắt đầu giảm xuống.
- Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới một điểm nhất định, các tế bào alpha trong tuyến tụy sẽ giải phóng glucagon. Glucagon là một loại hormone làm cho gan giải phóng glycogen, một loại đường được lưu trữ trong gan.
Vậy, insulin và glucagon giúp duy trì mức đường huyết thường xuyên trong tế bào, đặc biệt là tế bào não. Insulin làm giảm lượng glucose dư thừa trong máu, trong khi glucagon đưa mức trở lại khi chúng quá thấp. Nếu mức đường huyết tăng quá nhanh, quá thường xuyên, các tế bào cuối cùng có thể bị lỗi và không phản ứng đúng với hướng dẫn của insulin. Theo thời gian, các tế bào cần nhiều insulin hơn để phản ứng, gọi đây là tình trạng kháng insulin. Sau khi sản xuất lượng insulin cao trong nhiều năm, các tế bào beta trong tuyến tụy có thể bị hao mòn, dẫn đến việc sản xuất insulin giảm xuống và cuối cùng nó có thể dừng hoàn toàn. Khi các insulin dừng hoàn toàn sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng
- Nước dừa thành phần và dinh dưỡng