Trang chủ | Quả bơ thành phần và dinh dưỡng |
Quả bơ thành phần và dinh dưỡng
Thịt trái bơ thường được dùng làm nguyên liệu cho các món sinh tố giải khát, làm salad, sushi hoặc có thể dùng để ăn với bánh mì bằng cách quết lên bánh và rắc thêm một chút đường.Cây bơ cao khoảng 20 mét, lá chen kẽ, mỗi lá dài 12–25 cm, hoa không hiện rõ, màu xanh-vàng, mỗi hoa lớn độ 5–10 mm. Trái của cây bơ hình như cái bầu nước, dài 7–20 cm, nặng 100g-1 kg. Vỏ mỏng, hơi cứng, màu xanh lục đậm, có khi gần như màu đen. Khi chín, bên trong thịt mềm, màu vàng nhạt, giống như chất bơ, có vị ngọt nhạt. Hột trái bơ hình tựa quả trứng, dài 5 – 6 cm, nằm trong trung tâm, màu nâu đậm, và rất cứng. (wikipedia)
1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả bơ
Thành phần trong bơ rất bổ dưỡng cho cơ thể, nó chứa nhiều loại chất dinh dưỡng. Bao gồm 20 loại vitamin cùng các chất. Ngoài ra, bơ có nhiều chất béo, nhưng đó là chất béo không bão hòa giúp giảm thiểu “cholesterol xấu”. Bơ chứa ít đường và chúng có chứa chất xơ, giúp bạn không thấy lâu hơn.
- Năng lượng: 160 kcal
- Đường: 0.66 g
- Chất xơ: 6.7 g
- Chất béo bão hòa: 2.13 g
- Chất béo không bão hòa đơn: 9.80 g
- Chất béo không bão hòa đa: 1.82 g
- Chất đạm (protein): 2 g
- Vitamin K: 21 μg
- Vitamin B1: 0.067 mg
- Vitamin B2: 0.130 mg
- Vitamin B3: 1.738 mg
- Vitamin B5: 1.389 mg
- Vitamin B6: 0.257 mg
- Vitamin B9: 81 μg
- Vitamin C: 10 mg
- Canxi: 12 mg
- Sắt: 0.55 mg
- Magiê: 29 mg
- Phốt pho: 52 mg
- Kali: 485 mg
- Kẽm: 0.64 mg
2. Những lợi ích của quả bơ đối với cơ thể
- Tim mạch: trong quả bơ có nhiều kali có liên quan đến việc giảm huyết áp. Trong 100g bơ cung cấp 14% lượng kali cho cơ thể. Đồng thời, với số lượng bơ này có chứa khoảng 76 mg hợp chất sterol có nguồn gốc từ thực vật hay beta sitosterol. Khi cơ thể thường xuyên hấp thụ beta sitosterol và các sterol thực vật khác có thể giúp duy trì mức cholesterol tốt trong cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác động tích cực của quả bơ trong việc điều chỉnh mỡ máu như giảm triglyceride và cholesterol máu.
- Chức năng miễn dịch: Quả bơ giàu acid béo không bão hoà và vitamin E trong trái đều có vai trò nâng đỡ miễn dịch. Giúp hệ miễn dịch cơ thể người hoạt động tốt hơn từ đó ta có cơ thể khỏe mạnh ít bị bệnh hơn.
- Chống oxy hóa và chống viêm: Trong 100g thịt quả bơ bổ sung 15% nhu cầu về vitamin B6 cho cơ thể mỗi ngày. Một chất dinh dưỡng giúp giảm viêm, bảo vệ các tế bào chống lại tác hại của quá trình oxy hóa. Viêm xương khớp được đặc trưng bởi sự suy thoái dần dần của sụn khớp. Sự suy thoái khớp này có thể được kích hoạt bởi stress oxy hóa và viêm. Gây mất cân bằng và suy thoái chất nền ngoại bào khớp dẫn đến mất chức năng.
- Tốt cho xương: Vitamin K giúp cho sức khỏe hệ xương trở nên tốt hơn vì nó tăng hấp thụ canxi đồng thời làm giảm bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Bình thường rất ít người chú ý đến việc bổ sung vitamin K nên khi bổ sung 1/2 quả bơ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm 18% nhu cầu vitamin K.
- Giảm cân: Tuy bơ có vị béo, nhưng chất béo không bão hòa đơn là chất béo tốt, không gây béo, mà còn có thể giúp kiềm chế cơn đói. Làm tăng cảm giác no lâu hơn so với những bữa ăn không có bơ, từ đó cắt giảm cơn thèm ăn.
- Tốt cho mắt:Trái bơ chứa các chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin, chúng giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng như thế nào từ tia cực tím (UV) tia từ mặt trời. Chúng cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính về mắt, như đục thủy tinh thể.
- Phụ nữ mang thai: trong bơ có Folate và a xít folic có vai trò giúp thai nhi phát triển tốt. Theo nghiên cứu của trang Power of Positivity, nửa quả bơ cung cấp 10% nhu cầu hằng ngày của một phụ nữ mang thai. Vitamin B và C hỗ trợ phát triển trí não khỏe mạnh.
- Ung thư: Trong bơ chứa axit oleic - một loại axit béo không bão hòa đơn được chứng minh giảm tỷ lệ mắc ung thư vú. Ngoài ra, hợp chất avocatin B có trong quả bơ cũng có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu.
3. Những tác hại của quả bơ đối với cơ thể
Thành phần dinh dưỡng trong bơ đem đến lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với cơ thể của chúng ta, tuy nhiên bơ cũng có thể gây hại cho chúng ta khi tiêu thụ hoặc lạm dụng quá nhiều
- Phụ nữ cho con bú: Quả bơ làm giảm sản xuất sữa và thậm chí còn được biết là gây hại cho tuyến vú. Đó là chưa kể đến việc dạ dày của trẻ sơ sinh quá nhạy cảm với việc ăn trái bơ hoặc các chất còn sót lại của nó.
- Dị ứng: Tác dụng của bơ đối với làn da là bất lợi dẫn đến các vấn đề về da khủng khiếp với dị ứng là tác động chính. Các triệu chứng của dị ứng là nổi mề đay, ngứa, mẩn đỏ trên da hoặc chàm.
- Kích ứng đường tiêu hóa: Nếu tiêu thụ bơ với số lượng lớn, sẽ bị khó chịu ở dạ dày và cũng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Đây là những tác dụng phụ hàng đầu của quả bơ.
- Gây tăng cân: Mặc dù bơ có loại chất béo tốt, nhưng lượng calo này vẫn có thể dẫn đến tăng cân nếu tiêu thụ vượt quá nhu cầu calo của bạn.
- Người mắc bệnh lý về gan: Một số loại tinh dầu bơ có thể gây tổn thương gan. Ví dụ, giống bơ Mexico chứa estragole và anethole - hai loại chất được thử nghiệm có thể gây hại cho gan và thậm chí là ung thư. Do đó, chúng ta cần thận trọng sử dụng bơ cho người có bệnh lý về gan.
- Người đang sử dụng thuốc: Quả bơ có thể tương tác hoặc làm giảm tác dụng của một số thuốc chống đông máu (Warfarin/ Heparin), thuốc chống kết tập tiểu cầu (Clopidogel), thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Ibuprofen, Naproxen). Thực phẩm này có thể làm tăng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi có ý định ăn bơ.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng