Trang chủ | Thành phần dinh dưỡng của Mật Ong đối với sức khoẻ |
Thành phần dinh dưỡng của Mật Ong đối với sức khoẻ
Mật ong là dạng chất lỏng được tạo ra khi ong lấy mật hoa. Tính đến nay có khoảng hơn 320 loại mật ong khác nhau về nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng của mật ong và cả mùi vị, màu sắc.Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrat, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31,0%). Các carbohydrat khác trong mật ong gồm maltose, sucrose và carbohydrat hỗn hợp. Trong mật ong, các vitamin và chất khoáng chỉ xuất hiện ở dạng vết Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.
1. Thành phần của mật ong thông dụng
- Fructose: 38,2%
- Glucose: 31,3%
- Sucrose: 1,3%
- Maltose: 7,1%
- Nước: 17,2%
- Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
- Tro: 0,2%
- Các chất khác: 3,2%
Mật ong có thể giúp củng cố phát triển xương, có hiệu quả với người bị thiếu máu, và có thể cung cấp những lợi ích chống oxy - hóa. Mật ong còn có thể giúp điều trị hen, mật ong sử dụng tại vị trí vết thương giúp mau lành.
2. Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100g
- Năng lượng: 1.272 kJ (304 kcal)
- Carbohydrat: 82.4 g
- Đường: 82.12 g
- Chất xơ: 0.2 g
- Chất béo: 0 g
- Protein (chất đạm): 0.3 g
- Nước: 17.10 g
Mật ong có hơn 300 loại khác nhau trên toàn thế giới. Chúng khác nhau về màu sắc, mùi thơm và hương vị tùy thuộc vào nguồn thực vật nơi ong thu thập mật hoa. Mật ong có thể được phân thành 2 loại là mật ong thô và mật ong đã qua chế biến.
3. Một số lợi ích mà mật ông mang lại cho sức khoẻ
- Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn mạnh nên ăn một muỗng mật ong vào mỗi buổi sáng khi bụng đói có thể rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, mật ong còn có những công dụng như giảm các rối loạn tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu chảy, chống viêm trên đường ruột. Khi mật ong đi qua dạ dày, nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn và cũng giúp chữa lành những vết thương nhỏ ở niêm mạc.
- Giảm kích thích họng, đờm: Mật ong là bài thuốc dân gian chữa đau họng rất tốt do có tính kháng khuẩn cao. Nó giúp cổ họng dịu nhanh, tiêu diệt vi khuẩn, được ví như một liều dextromethorphan. Sử dụng một ly mật trước khi ngủ sẽ giúp giảm ho, thanh lọc cơ thể, giấc ngủ ngon hơn.
- Hỗ trợ tim mạch: Trong mật có chứa vitamin C và E cùng chất pinocembrin. Các chất trên làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, chống lão hóa,...
- Làm lành vết thương, chữa bỏng: Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên nên nhiều người thường dùng mật ong để làm lành vết thương nhanh hơn, giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Ngay sau khi bị bỏng da bạn bôi một ít mật ong vào chỗ bị thương giúp giảm sưng tấy, tránh nổi mụn nước và vết bỏng nhanh lành hơn.
- Điều hòa và ổn định đường huyết: Trong mật ong có 2 loại đường glucose và fructose nên có hiệu quả trong việc điều hòa đường huyết ổn định, hạn chế tình trạng hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,... Người có đường huyết cao không nên sử dụng mật ong nhiều vì đây là thực phẩm chứa nhiều đường, không tốt cho đường huyết.
4. Lưu ý khi sử dung mật ong
- Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ, dẫn đến hôn mê, mất kiểm soát, táo bón, thở chậm,...
- Người bị dị ứng mật ong hoặc dị ứng phấn hoa cũng không nên dùng thực phẩm này vì nguy cơ xuất hiện triệu chứng bất thường như mờ mắt, yếu cơ,... khá cao.
-
Mật ong dù tốt nhưng không nên dùng quá 1 - 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng