Trang chủ | Rau lang thành phần và dinh dưỡng lợi ích cho sức khỏe |
Rau lang thành phần và dinh dưỡng lợi ích cho sức khỏe
Theo Đông Y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da, rối loạn mỡ máu… Y học hiện đại đã nghiên cứu và cho thấy rằng, rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin,… chứa nhiều ở mô trên mặt lá non và chồi, hơn so với bộ phận thân dây, cuống lá và củ khoai lang.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong cây sả
Trong 100g rau lang chứa hàm lượng chất dinh dưỡng và khoáng chất như sau:
- Năng lượng: 22 kcal
- Nước: 91.8 g
- Protein: 2.6 g
- Tinh bột: 2.8 g
- Vitamin C: 11 mg
- Vitamin PP: 900 mg
- Canxi: 48 mg
- Phốt pho: 54 mg
- Sắt: 2.7 mg
- Đồng: 37 mg
- Chất xơ: 1,4 g
- Kali: 498 mg
2. Những lợi ích của rau lang đem lại sức khỏe cho cơ thể
- Đào thải độc tố: Rau lang chứa lượng lớn chất diệp lục, nên có khả năng thanh lọc máu và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, rau lang có thể giúp cơ thể hạ nhiệt, thanh mát cơ thể.
- Ngừa táo bón: Lượng chất xơ trong rau lang lớn và còn chứa khoảng 1,96% chất nhựa có tác dụng nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón.
- Chống oxy hóa: Protein trong rau lang có khả năng chống lại sự oxy hóa. Loại protein này chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - chất có vai trò lớn trong việc tạo ra chất chống oxy hóa bên trong cơ thể.
- Tốt cho mắt: Rau lang được chứng minh là chứa nhiều lutein và zeaxanthin (xanthophylls), được cho là góp phần ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Lutein là chất chống oxy hóa, nó ngăn ngừa tổn thương oxy hóa đối với các cơ ống kính mắt, nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể do tuổi già.
- Tăng lượng sữa sau sinh: Bổ sung rau lang vào thực đơn, có tác dụng kích thích tiết sữa khá hiệu quả.
- Giảm nguy cơ loãng xương: Đối với phụ nữ sau mãn kinh, sự mất cân bằng hàm lượng canxi trong xương có thể dẫn đến nguy cơ loãng xương. Bổ sung vitamin K và canxi từ rau khoai lang có thể giúp cân bằng hàm lượng canxi trong xương. Ngoài ra, việc kết hợp vitamin D và vitamin K có thể tăng tốc quá trình phục hồi cho những người bị gãy xương.
3. Những rủi ro khi dùng rau lang
Tuy rau lang có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và rất dễ ăn, nhưng khi sử dụng loại rau này thì bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề như sau:
- Tránh ăn quá nhiều: Việc ăn rau lang thường xuyên sẽ làm cho cơ thể bị dư canxi, hình thành nên sỏi thận, không tốt cho sức khỏe.
- Không ăn khi đói: Tuyệt đối, không nên ăn rau lang khi đang đói, vì thành phần có trong rau lang sẽ khiến cho đường huyết cơ thể bị giảm xuống thấp, gây nguy hiểm.
- Ăn rau lang chín: Nếu muốn có lợi cho nhuận tràng (hệ tiêu hóa tốt) thì bạn nên ăn rau lang khi luộc chín, tránh ăn sống vì dễ gây táo bón hoặc ngộ độc.
- Khi luộc rau để lấy nước uống: Chúng ta nên luộc sơ bỏ nước đầu, rồi bỏ nước hai vào luộc kỹ để nước luộc không bị hăng và chát.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng
Bài thuốc hay thường dùng
Tìm chúng tôi trên Facebook