hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Cây xả thành phần và dinh dưỡng

Cây xả thành phần và dinh dưỡng

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á như Giải độc, giúp tăng xương khớp thần kinh,giảm huyết áp, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho da nhất là chị em phụ nữ, giảm đau, chống sốt, chống khuẩn, bệnh nấm.

Sả còn dùng chiết xuất tinh dầu, hàm lượng tinh dầu trong cây sả chanh từ 0,46 % đến 0,55 %. Tinh dầu sả chanh chứa 65-85% citral và các hoạt chất tương tự myrcene, có tính kháng khuẩn và giảm đau; citronella; citronellol và geranilol.


1. Thành phần dinh dưỡng có trong cây sả

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 gram sả có chứa

  • Năng lượng: 89 Kcal
  • Protein: 0.9 gram
  • Lipid: 1.3 gram
  • Glucid: 18.4 gram
  • Carbohydrate: 7 gram


2. Những lợi ích của giá đỗ đối với cơ thể

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong cây sả có chứa chủ yếu hợp chất citral - hợp chất này có tác dụng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
  • Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
  • Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi uống nước sả có tác dụng giải độc rượu rất nhanh.
  • Tác dụng kháng viêm: Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tinh chất từ cây sả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, kháng viêm mạnh mẽ, làm giảm căng thẳng.
  • Giúp đuổi côn trùng: Trồng một bụi sả nhỏ trong vườn, trước hiên nhà hoặc trên sân thượng sẽ giúp cho bạn có một bầu không khí trong lành, thơm mát và đặc biệt là xua đuổi được các sinh vật gây hại như muỗi, rắn độc, rết…
  • Giải cảm: Cây sả có tính ấm, giúp người bệnh tiết mồ hôi, nên thích hợp cho việc chữa các bệnh do hàn (lạnh) gây ra.
  • Hỗ trợ cho hệ thần kinh: Uống nước sả có khả năng cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, nhất là với những người mắc các chứng bệnh Alzheimer, chóng mặt, căng thẳng, động kinh,…

 

3. Những rủi ro khi dùng cây sả

  • Phụ nữ đang mang thai: cần phải cẩn trọng khi sử dụng tinh dầu sả. Sả có thể khiến kích thích tử cung, ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt và dễ gây sảy thai.
  • Trẻ em: tuyệt đối không được nghịch tinh dầu sả bởi sẽ bị kích ứng da gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Người thể trạng yếu: Không nên dùng củ sả thường xuyên. Bởi củ sả có tính nóng, có thể gây tiêu tan khí huyết cho những người này.
  • Người bị dị ứng: Người bị dị ứng với sả tuyệt đối tránh xa và không được dùng tinh dầu sả.
  • Không nên hít trực tiếp hay uống tinh dầu sả: Nếu hít trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi. Nếu bạn nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Bạn không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả trong suốt thời kỳ mang thai. Bởi vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook