hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Quả bưởi thành phần và dinh dưỡng

Quả bưởi thành phần và dinh dưỡng

Bưởi là một trong những loài cam quýt nguồn gốc mà từ đó các loại cây có múi được trồng đã được lai tạo. Cây bưởi có thể cao từ 5–15 m, có thể có thân cong queo dày 10-30 cm và các nhánh thấp, không đều.

Thịt bưởi tươi chứa 89% nước, 10% carbohydrate, 1% protein, ít chất béo, nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loạivi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.


1. Thành phần dinh dưỡng có trong quả bưởi

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g có trong quả bưởi
 

  • Nước: 89 g
  • Năng lượng: 38 kcal
  • Cacbohydrat: 9.61 g
  • Chất xơ: 1 g
  • Chất béo: 0.04 g
  • Chất đạm (protein): 0.76 g
  • Vitamin B1 (Thiamine): 0.034 mg
  • Vitamin B2 (Riboflavin): 0.027 mg
  • Vitamin B3 (Niacin): 0.22 mg
  • Vitamin B6: 0.036 mg
  • Vitamin C: 61 mg
  • Sắt: 0.11 mg
  • Magiê: 6 mg
  • Mangan: 0.017 mg
  • Phốt pho: 17 mg
  • Kali: 216 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kẽm: 0.08 mg

 

2. Những lợi ích của quả bơ đối với cơ thể

Với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào có trong quả bưởi, nên khi tiêu thụ bưởi thường xuyên và đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bưởi rất giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa khác, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm tổn thương tế bào do gốc tự do. Từ đó giúp cơ thể đề kháng được nhiều loại bệnh như sốt hay cảm cúm. Các nhà dinh dưỡng học khẳng định quả bưởi cung cấp khoảng 600% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Lượng vitamin C này có thể giúp bạn tránh được cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng và các chứng bệnh khác.
  • Ổn định đường huyết: Chất naringenin có trong bưởi làm ổn định lượng đường trong máu, tăng độ nhạy của insulin. Điều này rất có lợi với các bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn thường xuyên có thể làm giảm lượng glucose, hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường. Ở người không mắc bệnh, ăn bưởi thường xuyên cũng được khuyến cáo để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
  • Chống oxy hóa: Bưởi chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao như vitamin C, naringenin, naringin và lycopene, có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Trong đó, Lycopene là chất có đặc tính chống ung thư và có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất.
  • Tốt cho tim mạch: trong bưởi có flavonoid có tác động tích cực đến cơ thể chúng ta, đặc biệt là tim mạch. ăn bưởi thúc đẩy lưu thông máu từ đó củng cố trái tim. Ngoài ra, còn giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính, đồng thời điều chỉnh lượng đường.
  • Phòng ngừa thiếu máu: Trong bưởi giàu vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa việc thiếu máu. Có chế độ ăn giàu vitamin C giúp chống mất sắt và cải thiện lưu thông máu.
  • Phòng ngừa sỏi thận: Bưởi có chứa axit citric ở dạng kali citrate giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận và phá vỡ những viên sỏi đã hình thành. Axit citric giúp phòng ngừa sỏi thận bằng cách làm cho các tinh thể trong nước tiểu ít lắng đọng hơn để không hình thành sỏi. (Chanh, Cam, Bưởi, Quýt rất giàu axit citric)
  • Thanh lọc gan: Thường xuyên uống nước ép bưởi giúp thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tĩnh như trầm cảm, cứng cơ và đau đầu mãn tính.


3. Một số rủi ro có thể gặp khi ăn quả bưởi

  • Đang dùng thuốc tây: Trong lúc đang dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, corticosteroid và các loại thuốc mạnh khác. (nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên dùng bưởi hay không.)
  • Dị ứng: Một số bệnh nhân trong thời kỳ sử dụng thuốc chống dị ứng nhất định, nếu ăn bưởi hoặc là uống nước ép bưởi, nhẹ thì có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… nghiêm trọng có thể dẫn đến đột tử.
  • Viêm dạ dày hoặc suy thận: bị viêm loét dạ dày, suy tim, suy thận,... cần hạn chế trong việc ăn bưởi.
  • Làm giảm huyết áp: Đôi khi, bưởi có thể làm tụt huyết áp, tức là cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, v.v. khi chúng ta ăn vào cơ thể, khi thấy phản ứng này xảy ra mỗi lần khi chúng ta ăn bưởi thì nên ngừng ăn nó.
  • Làm hạ đường huyết: Bưởi phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường vì khi ăn vào nó sẽ làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể, nhưng nếu chúng ta nhận thấy lượng đường trong máu của chúng ta dao động, tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

Tìm chúng tôi trên Facebook