Trang chủ | Cà rốt thành phần và dinh dưỡng |
Cà rốt thành phần và dinh dưỡng
Cà rốt là một loại cây có củ, thường có màu đỏ, cam, vàng, trắng hay tía. Phần ăn được của cà rốt là củ, thực chất là rễ cái của nó, chứa nhiều tiền tố của vitamin A tốt cho mắt.
Cà rốt rất nhiều chất xơ hòa tan, Pectin là hình thức chính của chất xơ hòa tan trong cà rốt chất xơ hòa tan có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Thành phần cà rốt cũng có rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A (từ beta-carotene) biotin vitamin k (phylloquinone) kali và vitamin B6.
Cà rốt còn chứa nhiều hợp chất thực vật, đặc biệt là carotenoid. Một chất có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, giúp cải thiện chức năng miễn dịch và giảm nguy cơ của nhiều bệnh. Điều này bao gồm bệnh tim mạch các bệnh thoái hóa và một số loại ung thư
1. Thành phần dinh dưỡng cà rốt
Hàm lượng nước của cà rốt dao động từ 86–95%, và phần ăn được bao gồm khoảng 10% Carbohydrate. Cà rốt chứa rất ít chất béo và chất đạm.
Thành phần dinh dưỡng của cà rốt trong 100 gram là:
- Lượng calo: 41
- Nước: 88%
- Protein (Chất đạm): 0,9 gam
- Carbs (Carbohydrate): 9,6 gam
- Đường: 4,7 gam
- Chất xơ: 2,8 gam
- Chất béo: 0,2 gam
- Canxi: 33 mg
- Sắt: 0.66 mg
- Magiê: 18 mg
- Phốt pho: 35 mg
- Kali: 240 mg
- Natri: 2.4 mg
- Vitamin A: 835 - 8285 μg
- Thiamine (B1): 0.04 mg
- Riboflavin (B2): 0.05 mg
- Niacin (B3): 1.2 mg
- Vitamin B6: 0.1 mg
- Vitamin C: 7 mg
2 Các hợp chất thực vật trong cà rốt
Cà rốt cung cấp nhiều hợp chất, trong đó có cả carotenoid, là hoạt tính chống oxi hóa mạnh mẽ, giúp cải thiện hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, tim mạch, thái hóa xương khớp, và một số bệnh ung thư. Trong carotenoid có chứa thành phần chính đó là beta carotene, chất này được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Nếu kết hợp chất này với chất béo sẽ làm tăng khả năng hấp thụ beta carotene
- Beta carotene: cà rốt có màu cam nên chứa rất nhiều beta carotene, khả năng hấp thụ sẽ cao hơn nếu ăn nấu chín
- Alpha carotene: một chất chống oxy hóa, alpha carotene chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
- Lycopene: là chất chống oxy hóa tạo nên màu đỏ của nhiều loại trái cây, rau củ, có trong cà rốt đỏ và tím. Làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch
- Lutein: một trong những chất chống oxy hóa có hàm lượng cao nhất trong cà rốt, có trong cà rốt vàng và cam. Chất này có vai trò đối với sức khỏe của mắt
- Polycetylene: hợp chất hoạt tính sinh học, có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh bạch cầu và một số bệnh có liên quan đến ung thư
- Anthocyanin: chất chống oxy hóa mạch có trong cà rốt sẫm màu
3. Tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe
- Cải thiện thị lực: Cà rốt có chứa vitamin A nên rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Nếu một người bị thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào thị giác trong võng mạc của mắt làm tăng nguy cơ bị bệnh quáng gà.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư: Trong cà rốt rất giàu hợp chất beta-carotene và các carotenoids có thể giúp bảo vệ chống lại một số loại ung thư. Thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein (chất đạm) ức chế tế bào ung thư như: ung thư tuyết tiền liệt, ruột kết và dạ dày.
- Hạ cholesterol: Cholesterol trong máu cao là một yếu tố nguy cơ nổi tiếng đối với bệnh tim. Lượng cà rốt ăn vào có liên quan đến việc giảm mức cholesterol.
- Ổn định huyết áp: Một nghiên cứu đã cho thấy bạn tiêu thụ nước ép cà rốt sẽ góp phần làm giảm 5% huyết áp tâm thu. Nước ép cà rốt có tác dụng này là nhờ có chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.
- Ổn định đường huyết: Cà rốt có chứa đường tự nhiên, 10% củ cà rốt là carbohydrate và gần một nửa trong số này là đường. 30% khác của hàm lượng carbohydrate này là chất xơ. Có thể thấy, cà rốt là một loại thực phẩm ít calo, nhiều chất xơ và ít đường. Nhờ đạt điểm chỉ số đường huyết (GI) thấp, khoảng 39 điểm GI cho cà rốt luộc, cà rốt không có khả năng kích hoạt tăng đột biến lượng đường trong máu và an toàn cho người bệnh tiểu đường. Hơn nữa, chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2 hoặc giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu.
- Giúp xương chắc khỏe: Cà rốt còn chứa vitamin K, một lượng nhỏ canxi và phốt pho, góp phần vào sức khỏe của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Cà rốt hỗ trợ giảm cân: Là một loại thực phẩm ít calo, cà rốt có thể làm tăng cảm giác no và giảm lượng calo trong các bữa ăn tiếp theo. Vì lý do này, chúng có thể là một bổ sung hữu ích cho chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả.
3. Những tác dụng phụ của cà rốt đối với sức khỏe
Tác dụng của cà rốt có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe vì loại củ này có chứa nhiều chất xơ nhưng ít calo và đường. Đây cũng là một thực phẩm rất tốt cho gia đình bạn vì tác dụng giúp tăng cường tầm nhìn, thúc đẩy khả năng miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý ăn vừa phải để tránh tác dụng phụ của cà rốt do ăn quá nhiều nhé.
- Ăn quá nhiều cà rốt có carotene có thể làm cho da đổi sang màu vàng cam hiện tượng này không gây nguy hiểm.
- Theo một nghiên cứu, cà rốt có thể gây ra các phản ứng dị ứng liên quan đến phấn hoa ở 25% người bị dị ứng với thực phẩm.
- Dị ứng cà rốt là một ví dụ về phản ứng chéo, trong đó các protein trong một số loại trái cây hoặc rau quả gây ra phản ứng dị ứng vì chúng tương tự với các protein có trong một số loại phấn hoa nhất định.
- Nếu bạn nhạy cảm với phấn hoa bạch dương hoặc phấn hoa ngải cứu, bạn có thể phản ứng với cà rốt.
- Điều này có thể khiến miệng của bạn bị ê hoặc ngứa. Ở một số người, nó có thể gây sưng cổ họng hoặc sốc dị ứng nghiêm trọng (phản vệ).
- Cà rốt được trồng trên đất bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng hơn, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng của chúng.
- Cà rốt trồng thông thường có chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Tác hại lâu dài đối với sức khỏe của việc uống thuốc trừ sâu hàm lượng thấp là không rõ ràng, nhưng một số nhà khoa học đã lên tiếng lo ngại.
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng