hotline siêu sắc thuốc Hỗ trợ 24/7   0931.94.78.83   Giao hàng từ Thứ 2 - Chủ Nhật hàng tuần. Giao hàng miễn phí Quận 12, Tân Bình, Tan Phú. Các quận còn lại phí giao hàng từ 20-30k.
Trang chủ Củ cải trắng thành phần và dinh dưỡng

Củ cải trắng thành phần và dinh dưỡng

Củ cải trắng là một giống cây cải củ. Giống này mọc lá nhanh, dài (khoảng 15 cm hoặc hơn), màu trắng, có nguồn gốc ở Đông Nam Á hoặc Đông Á.

Củ cải trắng có khả năng làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, trong khi làm tăng HDL cholesterol (cholesterol tốt). Chất cay nhẹ trong củ cải trắng giúp kháng khuẩn, giảm đau. Giúp hỗ trợ gan và ngăn ngừa bệnh tim mạch vì chứa hoạt chất sinh học betaine. Chất này hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn, đồng thời làm giảm lượng homocysteine huyết tương - một trong những tác nhân gây bệnh tim mạch. (wikipedia)

Ngoài ra, củ và lá đều là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự phá hủy tận gốc khi mức độ của các phân tử này quá cao. Chất dinh dưỡng này cũng cải thiện sự hấp thụ sắt và giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

 

1. Thành phần dinh dưỡng củ cải trắng

Củ cải trắng là một loại rau ăn củ rất ít calo nhưng có thành phần dinh dưỡng cao. Theo các chuyên gia, 130g củ cải tươi chứa các chất dinh dưỡng sau đây:
 

  • Lượng calo: 36 kcal
  • Carb ( Carbohydrate ): 8g
  • Chất xơ: 2g
  • Chất đạm (protein): 1g
  • Vitamin C: 30% DV
  • Folate (vitamin B9): 5% DV
  • Phốt pho: 3% DV
  • Canxi: 3% DV
  • Lượng calorie: 18
  • Carb: 4g
  • Chất xơ: 2g
  • Vitamin K: 115% DV
  • Vitamin C: 37% DV
  • Provitamin A: 35% DV
  • Folate: 27% DV
  • Canxi: 8% DV

 

2. Những tác dụng của củ cải trắng đối với sức khỏe

  • Ngăn ngừa ung thư: Củ cải trắng làm giảm nguy cơ ung thư nhờ chứa chất glycosid. Glycosid là chất xúc tác, tác động lên một số hormone trong cơ thể như phytochemicalantosianin, ngăn chặn việc hình thành gốc tự do, sự tiến triển của tế bào gây ung thư.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Công dụng trong nhuận tràng, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Củ cải rất giàu chất xơ, việc bổ sung lượng lớn chất xơ có thể giúp giảm các triệu chứng táo bón, tăng cường hoạt động của ruột. Ngoài ra, củ cải trắng còn có khả năng thúc đẩy cơ thể sản xuất mật. Mật là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hệ tiêu hóa và làm việc một cách hiệu quả nhất.
  • Ngăn ngừa thiếu máu: Củ cải trắng là nguồn cung cấp dồi dào chất sắt và photpho nên rất hữu ích khi điều trị tình trạng thiếu máu thường xuyên. Vitamin B12 tự nhiên trong củ cải trắng giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin. Lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
  • Tốt cho bệnh hen suyễn: Loại củ này có đặc tính chống sung huyết nên rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn. Vì người bị bệnh hen suyễn thường bị sung huyết đường hô hấp, củ cải sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy củ cải trắng có khả năng chống các kháng nguyên gây dị ứng đường hô hấp, giúp bảo vệ lớp lót đường hô hấp khỏi bị nhiễm trùng.
  • Giúp cho thận khỏe mạnh: Củ cải trắng giúp phòng chống các bệnh liên quan đến thận như viêm đường tiết niệu, bảo vệ thận. Hợp chất diuretic trong củ cải có tác dụng rất tốt để cải thiện sức khỏe của thận. Chúng đóng vai trò như một chất tẩy rửa tự nhiên giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Tăng cường chức năng gan: Củ cải trắng còn chứa indole-3-carbinol và 4-methylthio-3-butenyl-isothiocyanate, giúp gan giải độc và chữa lành các tổn thương. Những hợp chất tương tự này cũng giúp loại bỏ độc tố thận.
  • Kiểm soát bệnh vàng da: Củ cải trắng giúp điều chỉnh nồng độ bilirubin trong máu và tăng cường cung cấp oxy cho cơ thể. Củ cải trắng giúp kiểm soát quá trình phá hủy hồng cầu, nhờ đó hạn chế tình trạng nồng độ bilirubin trong máu tăng cao (bilirubin sinh ra chủ yếu từ quá trình phá hủy hồng cầu) - nguyên nhân chính gây ra bệnh vàng da.

 

3. Những lưu ý khi ăn củ cải trắng

  • Củ cải trắng với lê, táo, nho: Hàm lượng cetan đồng có trong các loại trái cây này sẽ phản ứng với axit cianogen của củ cải gây ra triệu chứng bướu cổ, suy tuyến giáp nặng khi thường xuyên dùng chung các loại này
  • Củ cải trắng với nhân sâm: Bởi vì củ cải trắng tính hàn, hạ khí, còn nhân sâm thì bổ khí, 2 loại này kết hợp với nhau sẽ triệt tiêu nhau.
  • Củ cải trắng với cà rốt: Hàm lượng vitamin C cao trong củ cải, rất tốt cho sức khỏe của con người, trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C, ăn cùng lúc sẽ làm mất đi công dụng của củ cải trắng.
  • Củ cải trắng với thuốc Bắc: Củ cải có tác dụng hạ khí, khiến cơ thể bài tiết nhiều hơn và làm cản trở hấp thụ dưỡng chất trong thuốc Bắc.
  • Củ cải trắng với cam: Tuyệt đối không được ăn củ cải trắng chung với cam. Lúc đó, flanovoid có trong cam và thiosulfate trong củ cải sẽ tạo ra phản ứng hóa học, tạo nên một lượng lớn thiocyanate. Chất này quá nhiều trong cơ thể sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc bệnh bướu cổ.
  • Củ cải trắng và nấm, mộc nhĩ: Hai loại thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về da. Nguy hiểm hơn, nó còn làm cơ thể bị mất nước trầm trọng và tổn thương lá lách. Củ cải kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.
  • Phụ nữ mang thai: chỉ ăn mỗi tuần 1-2 bữa củ cải được nấu chín như củ cải hầm thịt, củ cải luộc, canh củ cải… Tuyệt đối không được ăn củ cải sống vì nó làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ. Đồng thời cũng tránh ăn. Tránh ăn những món như củ cải sống làm nộm hay củ cải muối dưa chua vì chúng không an toàn cho phụ nữ mang thai.

 

Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."

 

Tìm chúng tôi trên Facebook