Trang chủ | Rau muống thành phần và dinh dưỡng |
Rau muống thành phần và dinh dưỡng
Rau muống là một loài thực vật nhiệt đới bán thủy sinh thuộc họ Bìm bìm, là một loại rau ăn lá. Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro.Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho biết, rau muống ngoài nguồn chất xơ còn chứa sắt, protein (chất đạm), canxi, kẽm và nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe. Ở Việt Nam, rau được phân thành hai loại phổ biến đó là rau muống tía và rau muống trắng. Loại rau màu trắng được trồng theo phương pháp gieo luống và được trồng trên cạn. Trong khi đó, loại rau còn lại có khả năng mọc hoang dễ dàng dưới nước. Vì vẻ bề ngoài của rau muống tía có màu đỏ nên thường được gọi với tên gọi khác là rau muống ruộng, đồng hoặc đỏ.
1. Thành phần dinh dưỡng của trong 100g rau muống
Thành phần dinh dưỡng có trong rau rất phong phú và đa dạng. Gần như bên trong loại rau này đều chứa các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hàm lượng sắt rất cao.
- Nước: 89.7g
- Calo: 29 kcal
- Lipid: 0,2 g
- Natri: 113 mg
- Kali: 312 mg
- Carbohydrat: 3,1g
- Chất xơ: 2,1 g
- Protein: 2,6 g
- Vitamin C: 55 mg
- Sắt: 1,7 mg
- Vitamin B6: 0,1 mg
- Magnesi: 71 mg
- Canxi: 77 mg
2. Những lợi tác dụng của rau muống đối với sức khỏe
- Bệnh vàng da và giải độc gan: Nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất từ rau muống có thể bảo vệ chống lại tổn thương ở gan. Do trong thành phần của rau muống có chứa các chất tạo ra enzyme giải độc cho gan, nhờ đặc tính chống oxy hóa và loại bỏ gốc tự do. Theo y học cổ truyền Vệ Đà của Ấn Độ, rau muống đã được sử dụng để điều trị bệnh vàng da.
- Điều trị thiếu máu: Do giàu sắt, lá rau muống non cực kỳ có lợi cho người bị thiếu máu và phụ nữ mang thai. Sắt là vi lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt đây là thành phần tạo nên các tế bào hồng cầu trong máu.
- Tăng cường miễn dịch cơ thể: Nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào, rau muống là món ăn rẻ tiền giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài thúc đẩy xương phát triển khỏe mạnh, rau muống có công dụng thải độc cho cơ thể.
- Phòng ngừa bệnh tim: Vitamin A, C, và beta-carotene trong rau muống hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp làm giảm gốc tự do để ngăn ngừa oxy hóa cholesterol cho cơ thể. Nếu cholesterol bị oxy hóa sẽ dính vào thành mạch máu và làm cho động mạch bị tắc nghẽn. Đây chính là nguy cơ gây đột quỵ, đau tim. Mặt khác, folate trong rau muống còn có khả năng chuyển hóa hợp chất nguy hiểm là tác nhân gây đột quỵ, đau tim đó là homocysteine. Magie trong rau muống có tác dụng hạ huyết áp, phòng ngừa bệnh tim.
- Chống lão hóa: Các loại rau lá xanh như rau muống rất giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm thiểu nếp nhăn ở mức độ đáng kể.
- Chống táo bón: Chất xơ có trong rau xanh rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Rau muống cũng là một loại chứa lượng chất xơ dồi dào, có thể cải thiện các vấn đề như khó tiêu, đầy bụng và táo bón nhờ vào khả năng nhuận trường và tăng cường sức khỏe cho đường ruột.
- Phòng ngừa ung thư: Chứa 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau, những chất chống oxy hóa này loại bỏ gốc tự do khỏi cơ thể, do đó ngăn ngừa sự hình thành và nhân lên của các tế bào ung thư.
- Tốt cho mắt: Rau muống chứa hàm lượng carotenoid, vitamin A và lutein cao. Đây là những dưỡng chất quan trọng đối với mắt. Rau muống còn giúp cơ thể sản sinh glutathione - chất quan trọng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
- Bổ xương và cơ: Canxi và kali cao trong rau muống tốt cho xương và cơ khắp phát triển, giảm thiểu nguy cơ xốp, loãng xương.
3. Những người không nên ăn rau muống
Tuy rau muống rất tốt với sức khỏe của chúng ta nhưng đối với những người sau đây không được ăn rau muống.
- Người có vết thương hở: Người có vết thương ngoài da không được ăn rau muống vì tăng sản sinh tế bào gây sẹo lồi mất thẩm mỹ. Thậm chí, ăn rau muống sẽ khiến vùng da non thêm ngứa ngáy.
- Người bị gút, sỏi thận: Nếu bạn đang bị bệnh gút, viêm đường tiết niệu, sỏi thận, cao huyết áp thì nên hạn chế ăn rau muống. Hãy quan sát cơ thể khi ăn rau muống, khi có biểu hiện bất thường cần dừng ăn và đi khám bác sĩ.
- Người bị viêm khớp: Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp, hãy bỏ qua rau muống vì các chất dinh dưỡng trong loại rau này có thể làm tăng thêm cơn đau khớp.
- Đang sử dụng thuốc Đông y: Khi đang chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng Đông y, tuyệt đối không được ăn rau muống. Dinh dưỡng trong rau muống làm mất hiệu quả của thuốc Đông y.
- Người có hệ tiêu hóa yếu: Ký sinh trùng sán trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu ăn chưa sơ chế kỹ. Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn rau muống sống vì gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,...
3. Tác hại khi ăn rau muống nhiều hay gặp
Rau muống mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình sử dụng loại rau này mang đến công dụng như mong muốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Chế biến kỹ càng: Trong rau muống thường chứa nhiều loại ký sinh trùng có hại như sán lá ruột. Do vậy, khi chế biến, bạn cần rửa thật sạch qua nước muối và nhiều lần nước sinh hoạt. Bạn cũng nên nấu chín rau khi ăn để tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh cho cơ thể.
- Liều lượng vừa phải: Sử dụng loại rau này vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày là tốt, tuy nhiên, bạn cần đảm bảo ăn với một lượng thích hợp, không nên dùng quá 300g/ngày. Không nên lạm dụng quá đà vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như nhiễm lạnh, dẫn đến tỳ vị hư nhược, tiêu chảy, chuột rút.
4. Tiêu chuẩn Anh và Mỹ của một người bình thường về việc ăn rau muống hằng ngày
Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều là tốt, chúng ta cần biết mỗi ngày nên tiêu thụ bao nhiêu là đủ. Dưới đây là khuyến nghị lượng rau nên tiêu thụ mỗi ngày:
Đối với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và Canada
- Rau sống (thân và lá): 121 gram
- Rau sống (chỉ có lá): 242 gram
- Rau đã qua chế biến: 121 gram
Đối với tiêu chuẩn của Anh Quốc
- Rau sống (thân và lá): 80 gram
- Rau sống (chỉ có lá): 80 gram
- Rau đã qua chế biến: 80 gram
Lưu ý: "Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng để bảo vệ sức khỏe bạn, gia đình và người thân."
Bài thuốc hay khác
- Cây thuốc nam Ngãi Cứu
- Cây hồng hoa
- Diếp cá
- Cây Gai
- Ích mẫu
- Rau cải cúc
- Tía tô
- Lá mơ lông
- Cây hẹ
- Củ bình tinh tác dụng và thành phần dinh dưỡng
- Công dụng của bột bình tinh
- Bột năng là gì? Công dụng và thành phần dinh dưỡng
- Khoai mì (khoai sắn) thành phần và dinh dưỡng
- Protein (chất đạm) là gì? Vì sao cơ thể cần chất đạm
- Carbohydrate là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Vitamin là gì? Vì sao cần thiết cho cơ thể
- Trứng gà thành phần và dinh dưỡng
- Táo tây (bôm) thành phần và dinh dưỡng
- Dứa (thơm, khóm) thành phần và dinh dưỡng
- Cacao thành phần và dinh dưỡng